HÀNG HÓA ĐI ĐƯỜNG CẦN GIẤY TỜ CHỨNG TỪ GÌ?

admin 0978392436

Administrator
Staff member
I. Hàng sản xuất trong nước:
1. Trường hợp hàng hóa được điều động nội bộ từ cơ sở kinh doanh đến các chi nhánh, cửa hàng hoặc ngược lại phải có đầy đủ:
  • Hợp đồng GTGT hoặc hợp đồng bán hàng
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
2. Trường hợp hàng hóa xuất giao cho đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất kinh doanh quy định hưởng hoa hồng cần có 1 trong 2 chứng từ sau:
– Hợp đồng GTGT hoặc hợp đồng bán hàng
– Hoặc phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ
  1. Trường hợp hàng hóa xuất kho để bán, đưa đi trao đổi, biếu, tặng hoặc tiêu dùng nội bộ phải có hóa đơn GTGT hoặc hợp đồng bán hàng đúng với số lượng và giá trị của số hàng đã xuất bán.
  2. Trường hợp hàng hóa đưa đi bán lưu động hoặc dự hội chợ triển lãm phải có lệnh điều động nội bộ cùng với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giao cho người vận chuyển.
  3. Trường hợp xuất nguyên liệu đưa đi gia công phải có phiếu xuất kho ghi rõ xuất hàng đưa gia công kèm theo hợp đồng gia công. Khi trả lại, cơ sở gia công phải có phiếu xuất kho ghi rõ xuất sản phẩm gia công trả lại cho đơn vị thuê gia công kèm theo hợp đồng gia công.
  4. Đối với hàng hóa bị sai quy cách, chất lượng phải xuất trả lại bên bán, hoặc trường hợp xuất khẩu hàng hóa - kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu khi xuất khẩu phải có 1 trong các loại hợp đồng sau:
  • Hợp đồng GTGT
  • Hợp đồng bán hàng
  • Hợp đồng tự in để làm chứng từ lưu thông trên đường
7. Trường hợp các sản phẩm là hàng hóa mà người bán không thuộc đối tượng phải lập hợp đồng bán hàng:
  • Đối với các cơ sở mua nông, lâm, thủy, hải sản do người dân sản xuất, khai thác phải lập hợp đồng thu mua hàng lâm, thuỷ, hải sản, nông sản theo mẫu quy định.
  • Đối với đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra, cơ sở kinh doanh mua lại để bán hay nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán.
8. Trường hợp cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hợp đồng nhưng phải lập bản kê bán lẻ hàng hóa theo từng lần bán hàng, từng loại hàng…
II. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Cần có giấy tờ hải quan cho hàng hóa nhập khẩu trong quá trình vận chuyển hàng. Đối với hàng nhập khẩu xuất bán thì ngoài các chứng từ như đã nêu ở phần hàng trong nước thì phải có tem nhãn phụ trên hàng hóa sản phẩm. Đây là việc hết sức quan trọng nhưng nhiều bên khách hàng còn chủ quan trong quá trình vận chuyển gây nên những tổn thất không đang có.
III. Bên vận tải hàng hóa cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Giấy tờ xe và giấy tờ của chủ phương tiện, của người điều khiển phương tiện là một trong những loại cơ bản nhất trong hoạt động vận chuyển hàng hóa của các nhà xe. Bên cạnh đó, tùy theo đặc tính loại hàng vận chuyển mà cần giấy phép chở theo loại hàng ( thường là hóa chất, các loại quá khổ, quá tải,…). Ngoài ra, còn có các loại hợp đồng vận chuyển, biên bản giao nhận hàng, phiếu thu cước, giấy ủy quyền xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa,…
IV. Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, giấy tờ
Trường hợp hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế quy định tại Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra, phát hiện người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

1. Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn thì khi bán hàng hóa người bán phải xuất hóa đơn giao cho người mua. Nếu không xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt theo Điểm b Khoản 4 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

"4. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
2. Tại khoản 5 Điều 44 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 nêu trên quy định: “5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Tại Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế hướng dẫn:
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau: ….

m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp”.
 
Bên trên