Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ miễn thuế hàng viện trợ

admin 0978392436

Administrator
Staff member
Thủ tục:Xác nhận viện trợ hàng hóa nhập khẩu
Trình tự thực hiện:+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ gửi đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trực tiếp hoặc theo đường bưu điện.
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ.
  • Bước 3: Xác nhận viện trợ.
Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ đã đầy đủ, Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) ký xác nhận viện trợ.
Cách thức thực hiện+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính (Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính) địa chỉ: số 28 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm – HN) hoặc có thể gửi đến Bộ Tài chính qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:+ Văn kiện dự án (đối với dự án), thoả thuận của tổ chức viện trợ (đối với khoản viện trợ phi dự án);
  • Hiệp định, thoả thuận hoặc cam kết quốc tế về viện trợ;
  • Kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách hoặc thông báo phân bổ vốn viện trợ (nếu các tài liệu này chưa có trong Văn kiện chương trình, dự án được duyệt);
Ngoài ra trong trường hợp viện trợ phi chính phủ, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thêm các thông tin về giấy phép và hoạt động của tổ chức phi chính phủ có liên quan;
  • Các tài liệu, chứng từ cụ thể để chứng minh hàng hoá, dịch vụ hoặc công trình viện trợ như chứng từ nhập khẩu, các hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, và các tài liệu khác có liên quan;
  • Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ;
  • Vận đơn, hoá đơn bán hàng (đối với xác nhận hàng viện trợ nhập khẩu).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Thông thường từ 1-5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan chủ dự án tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, theo quy định tại Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và Nghi định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Đại diện được ủy quyền của Bộ Tài chính ký vào Tờ khai xác nhận viện trợ hoặc không ký vào Tờ khai xác nhận viện trợ của cơ quan là chủ dự án tiếp nhận viện trợ.
Phí, Lệ phí (nếu có):Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khaiMẫu C1-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:+ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
  • Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
  • Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
  • Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
1330
1331
 
Bên trên