Làm thế nào để đối phó với những rắc rối trong nghề forwarder?

admin 0978392436

Administrator
Staff member
Nghề Forwarder đôi khi rất áp lực với những bạn làm sales, gặp nhiều trường hợp phát sinh ngoài dự kiến như: hàng bị trả lại do chưa kiểm dịch, hun trùng pallet, nhãn mác không đúng, tàu delay, chuyển tải rớt hàng lại ở nuớc khác, hư hỏng, đổ vỡ… hàng hoá do đóng gói không đúng cách… , rắc rối được coi như một phần tất yếu thường xuyến diễn ra, không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để các rắc rối này nó né mình ra hoặc có găp cũng sẽ có biện pháp giải quyết…

Cần phân biệt 2 nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề: chủ quan và khách quan.

Một số lý do chủ quan và giải pháp xử lý:

– Thường thì rất nhiều Cty báo giá thiếu các khoản chi phí sau khi chốt với khách, cũng nhiều Cty cố ý báo thiếu để có giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh đến khi phát hành hoá đơn thu tiền thì ”nhét” thêm nhiều loại phí vào, thì khách không trả thêm phần thiếu (nếu có trả thì cũng sẽ mất ngay, họ không bao giờ quay lại vì kiểu làm này- kiểu như vào ăn tô phở để giá 30k ăn xong tính 150k (gồm tiền nước lèo 29k, giá trụng 21k, bánh phở 25k, khăn ướt, tăm…, hiện nay cũng có khá nhiều Cty kiểu này. Cũng có nhiều Cty họ mặc định là khách hàng biết các khoản phí đó nên chỉ báo các phí chính như: Cước quốc tế, THC, CFS…mà không báo giá chi tiết đầy đủ những phí phát sinh bất thường trong bảng báo giá (chi phí tham vấn giá, nợ chứng từ, lưu bãi, lưu cont, đường cấm,..đến khi thu tiền khách hàng (KH) thì liệt kê ra làm KH có cảm giác như bị lừa… => Cần nắm được những vấn đề phát sinh khi làm hải quan để tư vấn trước cho khách những vấn đề có thể xảy ra, khách cũng ok khi phải chi tiền chứ không báo trước thì khách có thể không đồng ý hoặc đồng ý nhưng cũng không vui vẻ gì, không có lợi cho quan hệ hợp tác về sau.
19 Loại Phí Hãng Tàu Thu Cho 1 Lô Hàng


Xem 19 loại phí hãng tàu thu cho 1 lô hàng
Nên kinh nghiệm khi báo giá là phải báo đầy đủ tất cả các khoản sẽ thu để cho KH cân nhắc tính toán chi phí và lựa chọn dịch vụ cho phương án kinh doanh, phải chào giá rõ ràng minh bạch để họ cảm thấy thoải mái và tin dùng.

– Đặc biệt với những chuyến tàu chạy dài ngày sẽ có 2 dịch vụ, tàu direct và tàu transit, tất nhiên cước cũng sẽ khác nhau tuy nhiên sales chọn giá thấp hơn để báo cho khách mà không lưu ý rủi ro hàng bị delay ở cảng chuyển tải do hàng tàu ưu tiên những KH có sản lượng lớn => Luôn luôn cập nhật cho khách nhiều lựa chọn, đưa ra những phát sinh có thể có với mỗi lựa chọn, giá rẻ đồng nghĩa với dịch vụ không tốt bằng giá cao. Khi đã thông báo cho khách đầy đủ thông tin thì quyền quyết định và trách nhiệm đương nhiên khách phải chịu nếu có phát sinh.

– Làm chứng từ sai sót hoặc không kiểm tra kỹ dẫn đến nhiều rắc rối phát sinh, nhiều trường hợp bị bác C/O do không biết cách kiểm tra tính hợp lệ của C/O. Cách nhanh nhất để xử lý thủ tục hải quan là chuẩn bị một bộ chứng từ hợp lệ và cần người có kinh nghiệm để làm việc với hải quan. Sai chứng từ dẫn đến mất thời gian xử lý và đôi khi là cả chi phí để xử lý. => Luôn luôn kiểm tra lại tất cả chứng từ đảm bảo đồng bộ thống nhất giữa các chứng từ cũng như thực tế hàng hóa.

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/forums/các-trường-hợp-bác-c-o.83/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/forums/incoterms.67/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/hs-code-là-gì-cách-tra-cứu-như-thế-nào-chú-giải-hs-code-các-chương-trong-biểu-thuế-xuất-nhập-khẩu.27/

– Hs code không phù hợp: khách cung cấp thông tin thiếu hoặc không chính xác dẫn đến tư vấn sai Hs code so với thực tế hàng hóa , Hải quan yêu cầu đổi hs code dẫn đến tăng thuế hoặc bác CO. Thực tế Hs code là một vấn đề khó chắc chắn khi tư vấn cho khách hàng. Trước đây bạn nhập Hs code này lô sau hải quan khác hoặc chi cục khác lại yêu cầu hs code khác. => Luôn luôn tư vấn đúng hs code theo thông tin khách hàng cung cấp, thông báo cho khách hàng cung cấp chính xác thông số , mô tả hàng hóa (tên hàng tiếng việt, hs code, thuế nhập khẩu, thuế VAT) gửi cho khách hàng để xác nhận. Lưu ý với khách hàng về rủi ro hải quan có thể yêu cầu thay đổi hs code, cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu catalogue để chứng minh hs code của mình đúng.

– Thất lạc chứng từ gửi khách. Vấn đề này tưởng như không quan trọng nhưng lại rất cần thiết khi một số khách hàng yêu cầu nhận chứng từ hóa đơn mới thanh toán. => Nên scan hoặc chụp ảnh toàn bộ chứng từ sau đó gửi qua email cho khách, tracking người nhận trên hệ thống của bên Chuyển phát nhanh để xác nhận với khách đã nhận được chứng từ hay chưa.

Một số lý do khách quan:

– Xe hoặc tàu bị tai nạn, mất hàng hoặc thiệt hại lo lý do khách quan => Tư vấn khách mua bảo hiểm hàng hóa với lô hàng giá trị lớn hoạc tàu chạy dài ngày.

– Hàng LCL dễ bị hư hỏng => Yêu cầu đóng kiện chắc chắn mới nhận hàng, nếu khách không đồng ý đóng kiện thì cần thống nhất điều khoản cụ thể trong hợp đồng dịch vụ.

– Những lô hàng theo điều kiện EXW, FOB, FCA cần lưu ý về thời gian DETENTION / DEMURRAGE tại đầu xuất khẩu tránh phát sinh kiểm hóa dẫn đến trượt tàu phát sinh lưu cont, lưu bãi. Hầu hết sales mới thường ít quan tâm đến DEM, DET tại đầu xuất khẩu.

– Vấn đề phát sinh như container bị dính dầu, hỏng, móp…, cần yêu cầu shipper, consignee cung cấp ảnh sàn cont khi đóng, nhận hàng để phòng trường hợp phát sinh về sau.

– Luôn luôn cầu thị lắng nghe KH, giải thích chi tiết và cùng KH thảo luận bàn bạc tìm hướng giải quyết vấn đề trên tinh thần hợp tác và nhiệt tình hết sức có thể thì họ sẽ thông cảm và sẽ còn hợp tác trong tương lai.

Nguồn camnangxnk-logistics.net


 
Last edited:
Bên trên