Quy trình nhập khẩu hàng thực phẩm chức năng

admin 0978392436

Administrator
Staff member
Nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2020
Kể từ ngày 02/2/2018 các mặt hàng thực phẩm nói chung cũng như hàng thực phẩm chức năng nói riêng thì khi nhập khẩu đều phải thực hiện tự công bố VSATTP cho sản phẩm nhập về . Mục đích là để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm cho sản phẩm mình nhập về và đó cũng sẽ là căn cứ để kiểm tra các sản phẩm nhập về có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.

Căn cứ pháp lý: Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm. Như vậy việc nhập khẩu thực phẩm chức năng cần hai điều sau: Tự công bố VSATTP trước khi nhập khẩu sản phẩm về và kiểm tra chất lượng khi hàng đã nhập cảng.
Điều 5, Hồ sơ công bố, trình tự tự công bố sản phẩm – Nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2019
1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Lưu ý: Một sản phẩm sẽ phải làm một bản tự công bố, và hiệu lực là một năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Như vậy trong một năm đó nếu nhập sản phẩm tương tự thì không phải đăng ký tự công bố VSATTP nữa.

161



Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2020:

Bước 1:
Nhập mã sản phẩm thực phẩm chức năng có ý định nhập về trước, nhập mẫu về sau đó làm thủ tục tự công bố VSATTP cho sản phẩm theo hướng dẫn tại Điều 4,5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Sau khi có giấy chứng nhận tự công bố VSATTP rồi thì nhập hàng về. Hàng về đến cảng tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại Viện Y Tế Công Cộng hoặc các nơi được chỉ định (bên dưới) để đăng ký.
130

Kiểm tra chất lượng – Nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2019

Nghị định 15/2018/NĐ-CP
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm;
b) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
c) Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tự công bố sản phẩm;
c) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
d) Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
đ) Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
Bước 3: Khi đăng ký xong sẽ được cấp giấy Đăng Ký Kiểm Tra Thực Phẩm Nhập Khẩu

162


Bước 4: Khai tờ khai hải quan online và nộp bộ hồ sơ cho Chi Cục Hải Quan Cửa Khẩu nơi hàng đến
Bộ hồ sơ gồm:

  1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  2. Vận đơn (Bill of Lading)
  3. Hóa đơn (Invoice)
  4. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có)
  5. Giấy Đăng Ký Kiểm Tra Thực Phẩm Nhập Khẩu
  6. Văn Bản Đề Nghị Mang Hàng Về Bảo Quản theo Mẫu Số 09/BQHH/GSQL (https://camnangxnk-logistics.net/tong-hop-bieu-mau-ve-thu-tuc-hai-quan-giam-sat-hai-quan-theo-tt-39-click-vao-so-hieu-tai-ve/)
133

Chú Ý về thủ tục mang hàng về bảo quản: Không phải DN nào cũng được mang về bảo quản
Việc kiểm tra được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định cho đưa hàng về bảo quản tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan; địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của người khai hải quan.

Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan.
Trường hợp người khai hải quan không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đưa về bảo quản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa không thuộc địa bàn của Cục Hải quan nơi cho phép đưa hàng về bảo quản, Cục Hải quan nơi có địa điểm bảo quản hàng hóa có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra theo đề nghị của Cục Hải quan nơi cho phép đưa hàng về bảo quản;


Sau khi hồ sơ hợp lệ (có thể hàng bị kiểm hoá tại cảng) hải quan sẽ xem xét cho Cty mang hàng về bảo quản và cán bộ nơi Đăng Ký Kiểm Tra Thực Phẩm Nhập Khẩu sẽ đến nơi Cty bảo quản hàng hoá lấy mẫu đem mẫu đi kiểm tra chất lượng. Khi hàng hoá đạt chất lượng thì họ cấp giấy Thông Báo Kết Quả Xác Nhận Thực Phẩm Đạt Yêu Cầu Nhập Khẩu rồi thì nộp cho Hải Quan để được thông quan hàng hóa.
160


Chú Ý Trường hợp hàng không đạt chất lượng nhập khẩu:
Căn cứ kết kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép người khai hải quan được tái chế hàng hóa hoặc buộc tiêu hủy, buộc tái xuất, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý theo quy định của pháp luật. (phạt vi phạm hành chính khoảng 40trieu) theo Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016


Trường hợp Doanh Nghiệp đã kiểm tra nhiều lần hàng đạt chất lượng và chấp hành tốt pháp luật sẽ được miễn lấy mẫu kiểm tra trong 1 năm (có thể sẽ bị lấy mẫu kiểm tra bất chợt) thì khi DN nộp hồ sơ xin Đăng Ký Kiểm Tra Thực Phẩm Nhập Khẩu họ sẽ kiểm tra hồ sơ giấy nếu hợp lệ 24h sau họ sẽ cấp giấy Thông Báo Kết Quả Xác Nhận Thực Phẩm Đạt Yêu Cầu Nhập Khẩu. Khi đó DN nộp bản này cho Hải quan để được thông quan hàng hoá.

Trường hợp bạn muốn thuê đơn vị dịch vụ làm thủ tục thông quan, họ sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Hoặc họ có thể làm trọn gói Door to door cho bạn vào link bên dưới.

Nếu bạn muốn học các khoá về XNK, LOGISTICS THỰC TẾ thì bạn đăng ký tại TRUNG TÂM LOGISTICS - XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ
View attachment 136
 

Đính kèm

Last edited:

Sang17

New member
Hi anh. Cho em hỏi mặt hàng sữa hôp để hạn chế lưu bãi thì doanh nghiệp xin kéo về kho ngoại quan chờ công bố sản phẩm==> sau khi có công bố sản phẩm thì kéo ra được không ạ. Em cám ơn.
 
Last edited:
Bên trên