*TRONG VÒNG 3 NGÀY LÀM VIỆC THÌ PHẢI ĐĂNG TẢI CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XX LÊN COMIS.

admin 0978392436

Administrator
Staff member
*TRONG VÒNG 3 NGÀY LÀM VIỆC THÌ PHẢI ĐĂNG TẢI CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XX LÊN COMIS.

Trước tiên hiểu REX là gì, REX là tự làm tự chịu nên muốn làm gì thì làm. Một khi DN có mã số REX có nghĩa là DN đã đi được 99% con đường rồi. 1% còn lại là DN chứng minh đạt GSP như lời cam kết của quý DN khi đăng ký đơn REX tiếng Anh và tiếng Việt thông qua việc truyền tải chứng từ lên Comis. Để giữ lời cam kết đó, DN cố gắng làm đúng, làm sai cũng không sao cả, đừng để khi bị phát hiện tước luôn cái mã số REX xinh đẹp của quý DN

Còn về thời gian truyền lên Comis, nhiều ACE thắc mắc về nào là ngày công bố? ngày nào là ngày truyền hồ sơ lên Comis? ngày công bố là ngày invoice hay ngày tàu chạy?. Khi các anh chị thắc mắc cứ nhìn lại cách hồi xưa làm form A đi là tự biết mình phải làm gì.

- Muốn nộp form A thì phải đợi BL final mới nộp, REX cũng thế cứ đợi tàu chạy đủ chứng từ ta truyền 1 phát, tội vạ gì truyền xong tàu delay thì ta lại đi truyền bổ sung, truyền sửa đồ.

- REX có hiệu lực 12 tháng chả tội gì tôi công bố sớm, tôi tự chọn 1 ngày nào đẹp nhất đó là ngày nào cũng được, như tui xác định kiểu gì cũng bị đẻ mổ thì sao tui ko chọn ngày đẹp cho con chui ra ấy, ai ngờ nó đẹp đúng 1 ngày cả đời nó đen đui đen đủi
338
:D. Nói thì nói thế, ACE cứ lấy ngày tàu chạy, ngày invoice, ngày sau ngày tàu chạy mà công bố, cũng chả mất mát gì? Nhưng anh chị chọn ngày nào thì trong vòng 3 ngày làm việc truyền lên comis

Riêng tôi, tôi chả chọn ngày nào trong mấy cái ngày liệt kê trên, tôi chọn ngày tôi có thời gian để làm chứng từ, ngày đó tôi công bố REX, ngày đó tôi truyền luôn. Khỏi quên, khỏi lộn, khỏi sửa, khỏi chữa-khỏi đẻ...

* CHỨNG TỪ CÔNG BỐ

Anh chị em có quyền công bố trên tất cả các chứng từ, ấy thế mà một số anh chị hỏi tôi " có được công bố trên BL không?" tôi cười nhạt. Đâu có ai cấm, chỉ là anh chị công bố trên đó nếu có sai xót gì cần điều chỉnh thì tầm 40-50USD gọi là phí ngu, à là phí ờ men mờn gì đấy, mà nếu cho dù các ACE muốn công bố trên BL thì hãng tàu, fwd đồ họ có willing ko? chưa tính tới chuyện BL chỉ diễn tả thông tin chung hàng hóa thôi, BL ko show đủ thông tin thì hải quan nước nhập khẩu cũng có quyền ko chấp nhận cho nhà nhập khẩu miễn giảm thuế

*MUA BÁN 3 BÊN SỢ LỘ GIÁ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Còn chuyện nhiều DN không dám công bố trên Invoice vì thằng Trading sợ lộ giá ra, kệ cha nó, trường hợp này hù mạnh vô, tau chỉ công bố được trên Invocie thôi, ko chiệu thì thôi. Bằng mọi cách cướp mối về nhé quý DN
336
:D, trây với trả đinh, thêm nó lên chứng từ tốn cả khối mực
337
:D

Cũng có ít ỏi DN rủ lòng thương mình được cơm, thằng Trading được cháo thì thôi cũng có cách cứu, thời buổi Covid tui nhường cơm sẽ áo, làm phước cho. Trường hợp này quý DN công bố trên Packing list or tự tạo 1 chứng nhận xx ko dính dáng gì tới giá cả vẫn được chấp nhận nhé!

Nhiều anh chị thắc mắc mà chẳng bao giờ nhìn lại ngày xưa làm form A, rõ là có show giá gì trên form A đâu. Thế thì mấy ông mấy bà tội vạ gì công bố trên Invoice rồi sau đó căng hết dây nơ ron não tự làm khó mình, còn mấy thằng nhãi khác không có giá thì sao ko hốt nó công bố ví dụ như packing list, shipping advise...Thậm chí có 1 người bạn hỏi tôi " lấy form A cũ xóa bớt mấy thông tin ko cần đi rồi công bố", cũng được, chả sao. Tôi thì chỉ khuyên các anh chị nên tận dụng 2 cái invoice packing list dù gì đó là 2 chứng từ quan trọng nhất mà các anh chị đã kiểm tra đi, kiểm tra lại trước khi khai hải quan nên độ chính xác đảm bảo hơn thay vì đi copy nó mang đi past mất thời gian, copy đúng ko nói, copy sai, công bố sai, truyền sai khác nào lậy ông con ở bụi này tới bắt con đi cho nhanh.

*CÔNG BỐ TRÊN CHỨNG TỪ MÀ DOANH NGHIỆP TỰ TẠO

Như đã nói ở trên các anh chị vẫn cứng đầu tạo chứng từ riêng để công bố, các anh chị có quyền đặt tên cho chứng từ của mình ví dụ như : REX ANNOUNCEMENT, CERTIFICATE OF ORIGIN,...miễn là các anh chị thể hiện các thông tin quan trọng nhất như số Invoice, ngày invoice, bên mua, bên bán, bên nhận hàng, ngày công bố, số công bố ( nếu có), câu công bố, hs code, tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, ký tên, đóng dấu và truyền lên comis.

*TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHÁT HÀNH THỜI ĐIỂM XUẤT KHẨU

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được phép phát hành sau và ghi “retrospective statement” theo chương III, điều 6, khoản 2, thông tư 38/2018/TT-BCT

*VIỆC GHI NHẬN CO 9 CHỮ SỐ LÊN CHỨNG TỪ

Sau khi truyền hồ sơ lên Comis các anh chị được trả về tự động 9 chữ số, tôi hay quen miệng gọi là số CO.

Thích thì show lên chứng từ tự chứng nhận xx, không thích cũng chả sao. Show lên thì sau này dễ trích lục biết lô đó của lô nào mình truyền lên comis, còn không show thì mình cũng đang làm phước cho sấp nhỏ sau này vô thay mình có công ăn việc làm đi tìm trích lục lại xanh con mắt khi có hậu kiểm CO.

Thực tế từ những gì đã vướng xin đóng góp cho anh chị em như vậy. Anh chị có quyền không làm theo, có quyền làm theo. Nhưng dù thế nào người chịu trách nhiệm là quý DN!
Bài viết của bạn Ria Phan
 
Bên trên