Xử lý phế liệu phế thải hợp đồng gia công

admin 0978392436

Administrator
Staff member
Xử lý phế liệu phế thải hợp đồng gia công

Kính thưa các anh chị trong ban giải đáp thắc mắc Doanh nghiệp. Chúng tôi có một câu hỏi thắc mắc về việc xử lý Phế Liệu , Phế thải của hợp đồng gia công như sau :
- DN chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài , gia công hàng may mặc cho cty mẹ ở nước ngoài, trong quá trình sản xuất gia công có phát sinh phế liệu phế thải,
Phế liệu , phế thải này chúng tôi có ký hợp đồng với công ty xử lý có đầy đủ chức năng. Và phải trả tiền tiêu hủy hàng tháng.
nhưng theo quy định tại các van bản như tt38, TT 39 , ND 134 thì phế liệu phế thải vật tư dư thừa khi tiêu thụ nội địa không phải làm thử tục chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai tính thuế với cơ quan thuế, cơ quan hải quan theo đúng quy định => vậy trường hợp doanh nghiệp chúng tôi Phế liệu phế thải ko bán được, phải thuê để xử lý thì kê khai nộp thuế như thế nào ? có phải kê khai không ?
  • Theo nghị định 69 điều 44 Khi tiêu hủy phê liệu phế thải của DN gia công phải co văn bản cho phép của sở tài nguyên môi trường, và có sự giám sát của hải quan.=> vậy dn chúng tôi phế liệu , phế thải phải thuê đon vị tiêu hủy hàng tháng vì số lượng lớn , vậy phải thông báo với cơ quan sở tài nguyên môi trường như thế nào, có phải xin phép tiêu hủy hàng tháng không, và hải quan địa phương giám sát tiêu hủy như thế nào, tháng nào cũng mời hải quan xuống giám sát tiêu hủy ?
  • Xin cảm ơn và chờ tư vấn của anh chị
TRẢ LỜI:

Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban Biên tập có ý kiến trao đổi như sau để Công ty tham khảo:
Phế liệu, phế thải của loại hình gia công phải tiêu hủy được quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính Phủ; Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày15/05/2018 của Chính phủ; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.
1. Về thuế:
- Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:
...e) Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.
…4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.”

2. Về thủ tục tiêu hủy:
- Điều 44 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 44. Thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công
…4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên - Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.”

- Khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.””

Như vậy, việc tiêu hủy phế thải của loại hình gia công thực hiện theo các quy định trên
Tuy nhiên nội dung về việc giám sát của cơ quan Hải quan trong quá trình tiêu hủy phế liệu, phế thải của Doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đang báo cáo Thủ tướng để xem xét xử lý.


 
Bên trên